Các dự án chưa triển khai đang chiếm dụng vốn của nhà đầu tư!

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dự án huy động vốn dưới hình thức “hợp đống vay vốn”, “hợp đồng góp vốn” dự án chung cư giá gốc ghi trong hợp đồng rất thấp. Thực chất đây là một cái bẫy chiếm dụng vốn rất tinh vi của chủ đầu tư có các dự án triển khai chậm hoạc không khả thi.

Với chỉ khoảng 300-600 triệu đồng góp vốn đợt đầu cho một căn hộ chung cư 70-80 m2, chủ đầu tư đã đánh đúng tâm lí đối tượng chỉ có một lượng tiền ít ỏi, không có nhiều lựa chọn muốn đầu tư hoạc sở hữu một căn hộ chung cư bình dân tại tại Hà Nội.

Điều đáng nói là các dự án này hầu hết là rất chậm triển khai, chưa triển khai hoạc ít khả thi vì chưa hoàn thành các thủ tục pháp lí nên thời gian chiếm dụng vốn của nhà đầu tư rất dài thậm chí có khi lên hàng năm trời. Vô hình trung các nhà đầu tư đã vị “sập bẫy” chiếm dụng vốn rất tinh vi của các chủ đầu tư.

Ngoài ra, thường giá gốc góp vốn ghi trong hợp đồng góp vốn một căn hộ chung cư kiểu này rất thấp, khoảng 10 triệu/m2, 12 triệu/m2 đến 14 triệu đồng/m2. Nhưng ngoài khoản tiền gọi là “giá gốc”, thông qua thứ phát, thứ cấp, một suất ngoại giao trung gian, thậm chí là trực tiếp, các chủ đầu tư đã thu một khoản “chênh lệch” lên đến vài trăm triệu đồng. Khoản thu này hầu hết là không có phiếu thu, giấy ghi nhận. Vì vậy trong trường hợp rủi ro xảy ra, đó là dự án không thể triển khai được, nếu chủ đầu tư trả lại tiền góp vốn, người góp vốn chỉ thu về được khoản “giá gốc”, còn khoản tiền “chênh lệch” kia gần như là mất trắng.

Vợ chồng thị Chị H một nhân tại một công ty TNHH đang sở hữu một hợp đồng góp vốn mua chung cư kiểu như vậy cho biết: Dành dụm được mấy năm trời, nghĩ rằng đây là một cơ hội có thể mua được một căn hộ chung cư giá bình dân, nên vợ chồng chị đã quyết định góp vốn cho dự án. Đến giờ đây sau hàng năm trời, dự án vẫn không thấy dự án nhúc nhích, một vài bạn bè như chị cũng góp vốn vào dự án này đã rút tiền, nhưng vợ chồng chị vẫn bảo nhau nên đợi thêm một thời gian nữa.

Tâm lí của họ vẫn mong dự án được triển khai, chứ không muốn lấy lại khoản “giá gốc”. Vì nếu đòi lại “giá gốc” thì thiệt hại đầu tiên có thể thấy là mất trắng khoản “tiền chênh”.
Điều bi kịch là những người có những khoản tiền ít ỏi đó nằm trong số những người thu nhập rất thấp. Đó là khoản tiền dành dụm được gần như là duy nhất của họ. Nên họ ở trong thế tiến thoái lưỡng nan, vẫn tiếp tục hy vọng và chờ đợi…

Các nhà đầu tư gặp phải những trường hợp như trên cần tập hợp lại với nhau, yêu cầu chủ đầu tư công khai minh bạch về tình trạng dự án, tình trạng pháp lí, tiến độ dự án. Nếu thấy dự án không khả thi, có thể yêu cầu chủ đầu tư trả lại tiền góp vốn, đặc biệt là yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm với khoản tiền “chênh lệch”.
Trước khi quyết định góp vốn vào dự án nào đó, nhà đầu tư cũng cần yêu cầu chủ đầu tư cho xem các thủ tục pháp lí của dự án, dự án có khả thi hay không. "Giá gốc" thấp và khoản "chênh lệch" không có phiếu thu cũng là vấn đề cần cân nhắc.  

Diệu Vy
Nguồn: thongtinduan.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét